CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH (PASSIVE VOICE)

CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH (PASSIVE VOICE)

Chắc hẳn ai trong chúng ta khi học tiếng Anh, đặc biệt là khi làm bài tập đều đã gặp phải dạng bài tập chuyển câu chủ động thành câu bị động. Không chỉ trong việc làm bài tập mà ngay cả trong thực tế, quá trình học tập làm việc thì kĩ năng chuyển từ câu chủ động sang câu bị động cũng vô cùng quan trọng khi bạn phải viết đoạn văn, văn bản hay soạn thảo Email cho đối tác. Mặc dù vậy khá nhiều bạn lúng túng với kỹ năng này. Do đó trong bài viết này TOPICANATIVE sẽ giới thiệu tổng quan về câu bị động cũng như cách chuyển đổi để các bạn cảm thấy dễ dàng hơn nhé. Nào bắt đầu thôi!

Câu bị động là gì ? 

Trong cách sử dụng từ ngữ cũng như đặt câu, chúng ta thường sử dụng câu chủ động. Câu chủ động làm cho người đọc biết rõ được các hành động đang được đề cập trong câu cũng như ai hoặc cái gì đang thực hiện hành động đó. 

Ví dụ: At 6pm yesterday, I was playing volleyball ( Tạm dịch: vào 6 giờ tối ngày hôm qua, tôi đang chơi bóng chuyền),

Khi nhìn vào câu trên, chúng ta có thể biết rõ được hành động đang được đề cập đó là chơi bóng chuyền, còn chủ ngữ của câu là đối tượng đang thực hiện hành động đó. Câu chủ động đã thể hiện được các thông tin cần thiết mà người đọc cần biết, vậy còn câu bị động thì sao? Câu bị động, chủ ngữ được tác động bởi người, đối tượng hoặc hành động khác, và đôi khi những đối tượng đó không được đề cập. Tùy theo trường hợp mà câu bị động có khả năng truyền đạt thông tin tốt hơn câu chủ động. Hãy cùng đọc tiếp phần bên dưới và tìm hiểu nhé! 

Các trường hợp nên sử dụng câu bị động

Như đã đề cập ở phần trước, trong một vài trường hợp sử dụng câu bị động sẽ truyền tải thông điệp ý nghĩa tốt hơn so với câu chủ động. Trong một số chủ đề hay tình huống, câu bị động sẽ được sử dụng thường xuyên hơn, ví dụ như một số trường hợp

  • Tránh bị đổ lỗi

Trong trường hợp này, hành động sẽ được đưa lên làm chủ ngữ, đồng thời đối tượng thực hiện hành động đó bị ẩn đi

Ví dụ: Mistakes were made.

  • Các vấn đề pháp lý

Ví dụ: My car was stolen yesterday

Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

Trường hợp này nhấn mạnh đến món đồ bị đánh cắp và hành động trộm cắp chứ không chủ ý vào đối tượng thực hiện hành động trộm cắp

⇒ Sử dụng câu bị động khi muốn nhấn mạnh một điều gì đó đối với người đọc

Tham khảo thêm: Bài Viết Bằng Tiếng Anh Về Công Việc Hàng Ngày

Cách chuyển đổi câu bị động

Bước 1: xác định thì của câu định đổi

Các thì hiện tại

Diễn tả những hành động đang được thực hiện tại thời điểm hiện tại, nhưng điểm khác biệt là về cách mô tả thời gian hành động 

  • Thì hiện tại đơn: I play football
  • Thì hiện tại tiếp diễn: I am doing my assignment
  • Thì hiện tại hoàn thành: I have written my essay
  • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: I have been watching TV

Các thì quá khứ

Diễn tả những sự việc, hành động đã xảy ra trong quá khứ và điểm khác biệt chủ yếu đó là về kết quả của sự việc hành động đó

–     Thì quá khứ đơn: I hung out yesterday

–     Thì quá khứ tiếp diễn: I was doing a test at 6am yesterday.

–     Thì quá khứ hoàn thành: I had been on internship period

–     Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: I had been doing my graduation thesis.

Các thì tương lai

Diễn tả các hành động chưa nhưng có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai, các thì tương lai khác nhau biểu thị sự hoàn thành hoặc chưa hoàn thành của hành động đó

  • Thì tương lai đơn: I will graduate from University next year
  • Thì tương lai hoàn thành: I will have finished this assignment
  • Thì tương lai tiếp diễn: I will be reading the policy
  • Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: I will have been studying for a scholarship.

Câu bị động

Bước 2: tiến hành chuyển đổi

  • Di chuyển đối tượng ( object ) trong câu chủ động lên đầu câu

Đối với câu bị động, mục đích chủ yếu là nhấn mạnh đến đối tượng bị tác động do đó đối tượng được đề cập trong câu chủ động sẽ được chuyển lên đầu câu khi chuyển sang dạng bị động

Ví dụ: Cats catch rats ⇒ Rats are caught by cats

  • Chia động từ “ to be” cho động từ chính.

Đây là điều bắt buộc khi chuyển từ dạng chủ động sang bị động, từ đó giúp người đọc nhận thấy rõ được đối tượng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, hơn là đối tượng thực hiện hành động như trong câu chủ động

Ví dụ: Thieves stole my car ⇒ My car was stolen by thieves

  • Thêm giới từ “ by” cho cho chủ thể ( có thể hoặc không )

Việc thêm by giúp người đọc hiểu rõ được đối tượng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào (người, đối tượng khác,… )

Ví dụ: John has completed the after- meeting report ⇒ The after- meeting report has been completed by John.

Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn để giúp các bạn hiểu rõ về câu bị động cũng như cách chuyển câu chủ động sang câu bị động một cách dễ dàng. Hy vọng đây sẽ là một kiến thức bổ ích đối với các bạn.

Lời kết

Bài viết trên đã hướng dẫn toàn bộ những mẹo nhỏ cũng như lưu ý để các bạn ít mắc lỗi khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động. TOPICANATIVE hy vọng đã giúp ích cho các bạn học sinh, sinh viên cũng như toàn bộ các đối tượng có niềm đam mê với ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, từ đó giúp các bạn đạt được thành công trên hành trình của mình.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *