Đối với những bạn học sinh, sinh viên hay tất cả mọi đối tượng đang tiếng Anh – một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, chắc hẳn ai cũng đã nghe đến hay được làm quen với những dạng bài tập của Reported speech – câu tường thuật gián tiếp hay chúng ta gọi tắt là câu tường thuật. Nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ lắm về câu gián tiếp, cấu trúc ngữ pháp cũng như cách chuyển đổi qua lại giữa 2 dạng.
Trong bài viết ngày hôm nay TOPICANATIVE sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn tổng quan hơn về câu tường thuật cũng như các mẹo nhỏ giúp bạn dễ ghi nhớ để có thể làm các bài tập một cách dễ dàng. Nào cùng bắt đầu nhé!
Câu gián tiếp là gì
Khi muốn trích nguyên văn câu nói hay ý nghĩ của người khác, chúng ta thường sử dụng câu trực tiếp, sử dụng dấu ngoặc kép và trích dẫn luôn cả câu nói của người khác. Tuy nhiên với câu gián tiếp, chúng ta có thể diễn đạt lại ý nghĩ của người khác với ý nghĩa tương tự mà không cần phải chính xác từng từ.
Cách chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
1. Đối với câu tường thuật
- Các động từ say hoặc tell
Đối với động từ tell bắt buộc phải có tân ngữ.
Cấu trúc: S + say + (that) + clause
S + say + ( to sb that ) + clause
S + tell + (sb) + clause
- Thay đổi các đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu để phù hợp tương ứng với mệnh đề chính
Đối với câu trực tiếp, câu trích nguyên văn sẽ được để trong ngoặc kép. Do đó khi chuyển sang câu gián tiếp, các đại từ nhân xưng cũng như tính từ sở hữu sẽ phải thay đổi để phù hợp với mục đích diễn đạt, tường thuật lại câu nói của người khác.
Ví dụ: She said “ I have been learning for a drive license “
⇒ She said she had been learning for a drive license
- Lùi 1 thì khi chuyển từ tường thuật trực tiếp sang tường thuật gián tiếp
Tương tự như việc thay đổi các đại từ nhân xưng cũng như tính từ sở hữu, câu tường thuật gián tiếp được diễn đạt ở một thời điểm khác với thời điểm trong câu trực tiếp, do đó thì trong câu gián tiếp cũng sẽ phải thay đổi sao cho phù hợp.
Simple present ⇒ simple past
Present continuous ⇒ past continuous
Present perfect ⇒ past perfect
Present perfect continuous ⇒ Past perfect continuous
Past simple ⇒ Past perfect continuous
Simple future ⇒ Future in the past
Future continuous ⇒ Future continuous in past
Can/ May/ Must do ⇒ could/ might/ had to do
- Lưu ý về việc thay đổi các tính từ chỉ định, trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn
Chúng ta có bảng chi tiết như sau:
Câu trực tiếp – Direct Speech | Câu gián tiếp – Reported speech |
This/ These | That/ Those |
Here | There |
Now | Then |
Today | That day |
Ago | Before |
Tomorrow | The next/ The following day/ The day after |
The day after tomorrow | Two days after/ in two days’ time |
Yesterday | The day before/ The previous day |
The day before yesterday | Two days before |
Last week | The previous week/ The week before |
Next week | The next/ the following week/ the week after |
Ví dụ: He said “ I saw an accident on this street yesterday”
⇒ He said he had seen an accident on that street the day before
- Trường hợp đặc biệt về should/ ought to/ would
Các từ should/ ought to/ would được giữ nguyên khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Ngoài ra các thành phần còn lại đều phải thay đổi theo quy tắc.
Tham khảo thêm: CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH (PASSIVE VOICE)
2. Đối với câu hỏi
- Câu hỏi Yes/ No
Đối với dạng câu hỏi này, cấu trúc khi thực hiện chuyển đổi như sau:
S1 + asked + (Objective/ tân ngữ) + IF/WHETHER + S2 + V (động từ đã lùi thì)
Ví dụ: She asked me “ Are you a vegetarian ?”
⇒ She asked me if/ whether I was a vegetarian.
- Câu hỏi dạng WH- question ( where, when, why, what, how)
Là loại câu hỏi mà người hỏi cần biết thêm thông tin hoặc cần được giải đáp
S1 + asked + (objective/ tân ngữ) + WH + S2 + V (động từ đã lùi thì)
Ví dụ: A British man asked me “ Where are you from ?”
⇒ A British man asked me where I was from
3. Đối với câu mệnh lệnh
Là loại câu dùng để truyền đạt mệnh lệnh yêu cầu hoặc đề nghị người khác làm gì đó.
Một câu mệnh lệnh đơn giản sẽ có cấu trúc: V + objectives hoặc Don’t + V + objectives
Ví dụ: Lock the door, please! hoặc Don’t make noise!
Đối với dạng trang trọng lịch sự hơn thì cấu trúc sẽ là:
Can/ Could/ Will/ Would + you + S + V + objective ?
Ví dụ: Could you lend me money ?
Để chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp thì chúng ta sẽ áp dụng cấu trúc như sau:
S + told/asked/ordered + Objective + (not) + to V
Ví dụ: Teacher asked students : “ Lock the door please”
⇒ Teachers asked students to lock the door
4. Các trường hợp khác
Một số dạng nâng cao khác thường gặp khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp như sau:
- S + V + O + (not) + to + infinitive
Các động từ thường gặp trong dạng này là: ask, tell, order, beg, remind, invite,…
Ví dụ: She said:” Would you like to come to my wedding anniversary ?”
⇒ She invited me to come to her wedding anniversary
My father said “ Don’t forget to lock the door “
⇒ My father remind me to lock the door
- S + V + O + V- ing/ N
Một số dạng hay gặp: Apologize + to O + for V-ing, Accuse + O + of V-ing,…
Ví dụ: She said “ Sorry I don’t lock the door”
⇒ She apologized for not locking the door
- S + V + V-ing
Dạng này bao gồm các động từ như suggest, deny, admit, advise
Ví dụ: Catherine said “ Let’s go to a Korean restaurant “
⇒ Catherine suggested going to a Korean restaurant
- S + V + to-infinitive
Các động từ hay gặp như promise, agree, offer, threaten,…
Ví dụ: Harry said “ I will come early tomorrow”
⇒ Harry promised to come early the next day
3. Lời kết
Bài viết trên đây đã giới thiệu toàn bộ những kiến thức liên quan đến câu gián tiếp cũng như các quy tắc cần nhớ khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp. TOPICANATIVE hi vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo nhé!