15+ CẤU TRÚC VIẾT LẠI CÂU PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH

15+ CẤU TRÚC VIẾT LẠI CÂU PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH

Viết lại câu không chỉ là một dạng bài tập trong các kỳ thi tiếng Anh mà viết lại câu đôi khi cũng được dùng để bày tỏ hoặc nhấn mạnh ý của người nói muốn biểu đạt. Vì đây là cách viết thường gặp nên Topicanative sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng luôn nhé! Hãy cùng chúng tìm hiểu nào!

Tại sao nên viết lại câu?

Bạn có thắc mắc là tại sao chúng ta lại phải viết lại câu không nhỉ? Chúng ta viết lại câu vì đề thi yêu cầu phải viết lại câu. Vậy thì chúng ta còn phải viết lại câu trong trường hợp nào nữa hay không?

Bạn có thể viết lại câu trong những trường hợp sau đây:

  • Khi muốn thay đổi dạng câu mà mình muốn biểu đạt
  • Khi muốn thay đổi ngữ pháp của câu
  • Khi muốn chuyển câu từ thể chủ động sang thể bị động và ngược lại
  • Khi muốn thực hiện chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
  • Khi bạn muốn thực hiện đảo ngữ cho câu

Thật ra những trường hợp này bạn cũng sẽ gặp ở trong nhiều dạng đề thi khác nhau, vì vậy cũng cần phải bỏ túi ngay nhé! 

Một số cấu trúc viết lại câu trong các đề thi tiếng Anh

Như những trường hợp mà Topicanative đã liệt kê ở trên thì các hình thức viết lại câu cũng tương tự như vậy. Trong đó, bao gồm:

Cấu trúc so sánh

Với cấu trúc So sánh thì sẽ có 2 dạng:

Chuyển đổi câu so sánh hơn sang so sánh nhất và ngược lại

Ví dụ: 

My father is the most wonderful man. (Bố tôi là người đàn ông tuyệt vời nhất)

=> Nobody is more wonderful than my father. (Không ai tuyệt vời hơn bố tôi)

Chuyển đổi câu so sánh hơn sang câu so sánh bằng và ngược lại

Ví dụ:

Jakey is better than Ricky (Jacky thì giỏi hơn Ricky)

=> Ricky is not as good as Jakey (Ricky không giỏi bằng Jakey).

Cấu trúc của câu đề nghị

How/What about + V-ing ⇔ Why don’t we + V

⇔ Let’s + V⇔ Shall we + V ⇔ In my opinion

⇔S + suggest + that + S + mệnh đề hiện tại 

Ví dụ:

Let’s go to cinema together!  (Hãy xem phim cùng nhau!)

Shall we go to cinema together? (Chúng ta sẽ xem phim cùng nhau chứ?)

How about going to cinema together? (Xem phim cùng nhau thì sao?)

What about going to cinema together? ( Xem phim cùng nhau thì sao?)

⇔ In my opinion, go to cinema. (Theo tôi, hãy xem phim cùng nhau.)

⇔ I suggest that we go to cinema together. (Tôi đề nghị chúng ta nên xem phim cùng nhau.)

Cấu trúc viết lại câu

Tham khảo thêm: CẤU TRÚC DUE TO VÀ MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG

Cấu trúc của Wish

Ở thì tương lai

Cấu trúc: S + wish + someone + would/could + V1

⇔ If only + S + would/could + V1

Ví dụ: 

I wish I would be a teacher in the future. (Tôi ước mình sẽ là một giáo viên trong tương lai.)

⇔ If only I would be a teacher in the future. (Giá như tôi là giáo viên trong tương lai)

Ở thì hiện tại

Cấu trúc: S + wish(es) + S + V2/Ved

⇔ If only + S+ V2/Ved

Ví dụ: 

I wish I could have more money. (Tôi ước tôi có thể có nhiều tiền.)

⇔ If only I had more money. (Giá như tôi có nhiều tiền.)

Ở thì quá khứ

Cấu trúc: S + wish(es) + S + had + V3/Ved

S + wish(es) + S + could have +  V3/Ved

⇔ If only + S + V3/Ved

Ví dụ: 

I wish I had passed my toeic exam. (Tôi ước tôi đã vượt qua kỳ thi toeic của tôi.)

⇔ I wish I could have passed my toeic exam. (Tôi ước tôi có thể đã vượt qua kỳ thi toeic của tôi.)

⇔ If only I passed my toeic exam. (Giá như tôi đã vượt qua kỳ thi toeic của mình.)

Câu tường thuật

Cấu trúc:

Câu chủ động: People say + S + V + …

=> Câu bị động: It be said that + S + V hoặc S + be said to + V hoặc to have V3/-ed

Ví dụ: 

People say Jack is a very intelligent singer (Mọi người nói Jack là một người ca sĩ rất thông minh.)

⇔ It is said that Jack is a very intelligent singer. (Người ta nói rằng anh ấy là một ca sĩ rất thông minh.)

⇔ Jack is said to be a very intelligent singer. (Anh ấy được cho là một ca sĩ rất thông minh.)

⇔ Jack is said to have been a very intelligent singer. (Anh ấy được cho là một ca sĩ rất thông minh.)

Viết lại câu trong tiếng Anh

Câu điều kiện

Đối với câu điều kiện, topicanative chi thành 2 dạng như sau:

Khi 2 mệnh đề được nối bằng “so”:

Cấu trúc: Clause 1 + so + Clause 2

⇔  If + Clause 1, Clause 2

Ví dụ: 

I couldn’t catch the bus so I was late for school. (Tôi không bắt được xe bus vì vậy tôi đã đến trường muộn.)

⇔ If I had catched the bus, I wouldn’t have been late for school. (Nếu tôi bắt được xe bus, tôi đã không đi học muộn.)

Khi 2 mệnh đề được nối bằng “because”:

Cấu trúc: Clause 1 + because + Clause 2

⇔  If + Clause 2, Clause 1

Ví dụ: 

I can’t buy the car because I don’t have more money. (Tôi không thể mua xe hơi vì tôi không có nhiều tiền.)

⇔ If I had more money, I could buy the car. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi có thể mua xe hơi đó.)

Ngoài những cấu trúc trên, thì khi viết lại câu bạn cũng sẽ gặp một số mẫu câu dưới đây:

  • Cấu trúc Nguyên nhân (Because, As, Since,..)
  • Cấu trúc It takes
  • Cấu trúc This is the first time
  • Cấu trúc trái ngược
  • Cấu trúc It’s time / it’s about / It’s high time
  • Cấu trúc Enough / too
  • Cấu trúc It’s necessary
  • Cấu trúc More
  • Cấu trúc Used to/ accustomed to
  • Cấu trúc với infinite thay cho cấu trúc because

Đây là một số cấu trúc thường gặp, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Topicanative nhé!

Tham khảo thêm tại https://www.cambridgeenglish.org/vn/learning-english/

Một số mẫu bài tập tham khảo có hướng dẫn

  • I need to go to the restaurant now => (Sử dụng cấu trúc Need that)
  • I am used to live in HoChiMinh city => (Sử dụng cấu trúc accustomed to)
  • Let’s go to the supermarket => She suggests
  • It is a three-hour drive from Tay Ninh to Ho Chi Minh city.=> It takes
  • Minh gave me a t-shirt on my birthday.=> I was

Như vậy là Topicanative đã giới thiệu xong các cách viết lại câu phổ biến trong tiếng Anh. Thường xuyên theo dõi chúng tớ để không bỏ lỡ những hướng dẫn bổ ích khác nhé! Chúc bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *